Kiến thức chung về đặt vòng tránh thai
- Đặt vòng tránh thai được xem là một biện pháp tránh thai tương đối lâu dài, còn đối với phụ nữ trẻ hoặc có dự định sinh con trong một vài năm tới thì có thể sử dụng biện pháp khác.- Việc đặt vòng tránh thai cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám phụ khoa trước khi đặt vòng nhằm phòng tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Tuyệt đối không được tiến hành đặt vòng khi cơ thể đang mắc phải một bệnh phụ khoa bất kỳ.
- Thủ thuật đặt vòng tránh thai rất đơn giản, chỉ mất một khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút và chỉ được áp dụng khi người phụ nữ hết kinh nguyệt, 6 tuần sau khi sinh hoặc ngay sau khi nạo hút thai.
- Trong và sau khi đặt vòng tránh thai, người phụ nữ có thể bị chuột rút, chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, ra máu nhiều hơn, đau bụng khi hành kinh và khí hư ra nhiều hơn. Ngoài ra chị em cũng có thể xuất hiện thêm cảm giác đau bụng hay đau đầu. Gặp những biểu hiện này chị em không nên quá lo lắng, có thể liên hệ đến bác sĩ chuyên khoa để được chăm sóc theo dõi.
Những chị em không được đặt vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngăn chặn mang thai hiệu quả, an toàn nhưng không phải chị em nào cũng được thực hiện. Dưới đây là một số trường hợp không được đặt vòng tránh thai mà bác sĩ phòng khám Thiên Hòa chia sẻ:- Phụ nữ bị nhiễm trùng vùng chậu
- Chị em sau khi sinh con hoặc phá thai chưa đến 3 tháng
- Đã và đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, sùi mào gà…
- Mắc các bệnh phụ khoa chưa được điều trị dứt điểm.
- Chị em đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai
- Phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, lao xương chậu
- Những trường hợp chảy máu âm đạo bất thường, thủng tử cung khi đặt vòng tránh thai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét