Nên làm gì trước khi phá thai bằng thuốc?
- Siêu âm nhằm kiểm tra sự phát triển và vị trí của thai tránh mắc tình trạng mang thai ngoài tử cung.
- Xét nghiệm máu : để phát hiện các bất thường của máu như chứng máu đông, máu chảy cũng như xác định được các bệnh về tim, gan... giúp chủ động xử lý trước khi tiến hành phá thai bằng thuốc.
- Kiểm tra viêm nhiễm: giúp điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa trước tránh tình trạng bệnh nặng thêm khi can thiệp phá thai bằng thuốc.
Chị em nào không nên phá thai bằng thuốc?
Những chị em mang thai ngoài ý muốn thì không phải ai cũng có thể thực hiện phá thai bằng thuốc. Dưới đây là những đối tượng không nên phá thai bằng thuốc vì khả năng biến chứng cao:
- Người bị rối loạn đông máu
- Thai lạc chỗ, thai chưa xác định rõ vị trí
- Chị em bị thiếu máu nặng, người có triệu chứng tâm thần, mắc bệnh suy thận nặng
- Phụ nữ dị ứng với Mifépristone, Misoprostol hay Prostaglandines.
- Phụ nữ có vết sẹo cũ ở tử cung; tử cung dị dạng.
Những trường hợp trên nếu áp dụng phá thai bằng thuốc sẽ nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ. Vậy những chị em này phải làm cách nào?
Phá thai bằng thuốc thực hiện bằng những bước nào?
- Bác sĩ sẽ thăm khám tình hình sức khỏe của thai phụ, nếu tình trạng sức khỏe ổn định thì thai phụ sẽ được chỉ định uống 1 viên Mifepristone 200mg. Sau 15 phút theo dõi nếu không có vấn đề gì bất thường thì chị em có thể về nha.
- Sau 48 giờ chị em cần phải quay trở lại cơ sở y tế và uống tiếp 400mcg Misoprostol , theo dõi 4 giờ sau khi dùng thuốc.
Các bước thực hiện và theo dõi phá thai bằng thuốc
- Bác sĩ sẽ cho người bệnh uống thuốc giảm đau.
- Theo dõi tình trạng sẩy thai.
- Bác sĩ dặn dò kỹ và hướng dẫn tự theo dõi tiếp nếu chưa sẩy, hẹn tái khám sau 2 tuần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét